Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2023 môn địa lý có điểm mới, nên chú ý
Các trình chuyển đổi tệp miễn phí mà FBI đề cập có thể là trang web hoặc ứng dụng smartphone. Theo FBI, chúng đang tiềm ẩn nguy cơ đánh cắp thông tin cá nhân (PII) của người dùng, vốn được dùng để xác định danh tính của một cá nhân.Mặc dù các cửa hàng ứng dụng như App Store và Play Store có một số biện pháp bảo mật nhưng điều này không áp dụng cho các trang web. FBI cho biết: "Nhiều nạn nhân không nhận ra rằng thiết bị của họ đã bị nhiễm phần mềm độc hại cho đến khi quá muộn, dẫn đến việc máy tính của họ bị nhiễm phần mềm tống tiền hoặc thông tin cá nhân bị đánh cắp".Để bảo vệ bản thân, FBI khuyên người dùng nên "hít thở, chậm lại và suy nghĩ" về các hành động trực tuyến của mình, đồng thời nhận thức rõ những rủi ro có thể gặp phải. Cơ quan này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm diệt virus được cập nhật trên máy tính. Nếu người dùng sử dụng trình duyệt web an toàn, hãy bật tính năng bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp PII.Các trình duyệt như Chrome, Firefox và Safari đều có tính năng duyệt web an toàn nhằm cảnh báo người dùng về các trang web độc hại, chặn cửa sổ bật lên và tải xuống không mong muốn, đồng thời cung cấp cài đặt quyền riêng tư để kiểm soát theo dõi và cookie.Nếu nghi ngờ mình đã bị lừa đảo bởi một trang web hoặc ứng dụng chuyển đổi tệp độc hại, người dùng hãy báo cáo sự việc tại ic3.gov. Theo số liệu từ ic3.gov, các nạn nhân đã mất tới 37 tỉ USD trong các vụ lừa đảo trực tuyến từ năm 2019 đến 2023, với số tiền bị đánh cắp tăng từ 3,5 tỉ USD vào năm 2019 lên 12,5 tỉ USD vào năm 2023.Hiện tại, người dùng được khuyên nên tránh xa các công cụ tiện ích như trình chuyển đổi tệp miễn phí. Nếu cần thiết, hãy sử dụng trình chuyển đổi tệp từ các nhà phát triển uy tín hoặc ứng dụng gốc có sẵn trong hệ điều hành của thiết bị.HLV Klopp sốc về thất bại choáng váng của Liverpool tại Europa League
Vòng chung kết khu vực:
ZingSpeed Mobile ra mắt dàn tuyển thủ eSports tham dự Asian Cup 2023
Theo Digital Trends, thời điểm kết thúc vòng đời của hệ điều hành Windows 10 đang đến gần, kéo theo đó là những lo ngại về nguy cơ mất an toàn thông tin cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất, dù tỷ lệ người dùng Windows 10 đã giảm xuống dưới 60%, nhưng con số này vẫn còn rất lớn, đồng nghĩa với việc hàng chục triệu thiết bị có thể trở thành mục tiêu của tội phạm mạng sau ngày 14.10 tới.Vấn đề then chốt nằm ở chỗ, khi Windows 10 chính thức bị ngừng hỗ trợ, Microsoft sẽ chấm dứt việc phát hành các bản cập nhật bảo mật, đồng nghĩa với việc các lỗ hổng bảo mật không được vá. Điều này tạo cơ hội cho tin tặc khai thác, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như đánh cắp dữ liệu, mã hóa tống tiền hay thậm chí là kiểm soát thiết bị từ xa.Microsoft đã khuyến cáo người dùng nên nâng cấp lên Windows 11 để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà người dùng chưa thể nâng cấp, họ có thể đăng ký tham gia chương trình gia hạn cập nhật Extended Security Updates (ESU) của Microsoft, với mức phí 30 USD cho 12 tháng.Tuy nhiên, điều này chỉ là giải pháp tạm thời và Microsoft cũng đã ám chỉ rằng trong những trường hợp khẩn cấp như tấn công ransomware quy mô lớn, họ có thể phải tung ra các bản vá bảo mật miễn phí cho Windows 10, tương tự như trường hợp của Windows XP năm 2017.Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trì hoãn việc nâng cấp, chủ yếu do chi phí và thời gian. Tuy nhiên, rủi ro về an ninh mạng có thể gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều. Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để nâng cấp hoặc áp dụng các biện pháp bảo mật thay thế.Đối với người dùng cá nhân, việc nâng cấp lên Windows 11 là lựa chọn tối ưu. Nếu không, họ cần phải nâng cao cảnh giác, cài đặt phần mềm diệt virus uy tín, tránh truy cập các trang web độc hại và sao lưu dữ liệu thường xuyên.Hồi chuông cảnh báo này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật hệ điều hành và áp dụng các biện pháp bảo mật toàn diện. Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, việc chủ động bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng là điều vô cùng cần thiết.
Ngày 8.1, thực hiện chỉ đạo của Chánh án TAND tối cao về việc nâng cao hiệu quả công tác xét xử và quản lý công việc tại tòa án. TAND Q.1 (TP.HCM) tổ chức hội nghị tập huấn sơ đồ tư duy trong giải quyết án cho cán bộ, công nhân viên tại trụ sở cơ quan.Hội nghị tập huấn giúp cho lãnh đạo, thẩm phán, cán bộ, công chức TAND Q.1 trao đổi và học hỏi về phương pháp sơ đồ tư duy, một công cụ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả công tác xét xử và quản lý công việc tại tòa án trong bối cảnh các vụ án ngày càng phức tạp và khối lượng công việc ngày càng lớn.Việc áp dụng sơ đồ tư duy là một bước đi quan trọng để cán bộ tòa án làm việc khoa học, chính xác và hiệu quả hơn.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Huynh, Chánh án TAND Q.1, cho biết phương pháp này giúp hệ thống hóa thông tin một cách trực quan, dễ hiểu, làm rõ mối quan hệ giữa các tình tiết, chứng cứ và các quy định pháp luật liên quan, giúp thẩm phán và hội đồng xét xử nhận diện nhanh chóng bản chất vụ án và tiến trình giải quyết. Điều này sẽ giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hiệu quả xét xử.Cũng theo Chánh án TAND Q.1, sơ đồ tư duy giúp quá trình chuẩn bị hồ sơ và tài liệu diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời hỗ trợ xác định những vấn đề cần chứng minh một cách rõ ràng.Ngoài ra, phương pháp này còn nâng cao khả năng tư duy và trình bày lập luận logic, mạch lạc, tạo điều kiện cho phiên tòa diễn ra suôn sẻ và nâng cao chất lượng tranh tụng. Đồng thời, góp phần nâng cao tính thuyết phục của các phán quyết, bảo đảm công lý được thực thi công bằng và khách quan.
M.U ‘rút chốt’ thương vụ Rabiot, chuyển hướng sang Casemiro của Real Madrid
Theo 9to5Mac, người dùng iPhone sắp có thể trải nghiệm đầy đủ sức mạnh của ứng dụng chặn cuộc gọi Truecaller tương tự như trên Android với bản cập nhật iOS 18.2. Theo đó, Apple đã bổ sung một API mới cho phép Truecaller truy cập cơ sở dữ liệu trực tiếp, mang đến khả năng chặn cuộc gọi rác và lừa đảo theo thời gian thực.Trước đây, do quy định bảo mật của Apple, Truecaller trên iOS chỉ có thể kiểm tra số điện thoại dựa trên cơ sở dữ liệu ngoại tuyến được cập nhật định kỳ, kém hiệu quả hơn so với phiên bản Android. Nhưng với API 'Live Caller ID Lookup' trong iOS 18.2, vấn đề này đã được giải quyết.API mới sử dụng công nghệ mã hóa đồng hình hoàn toàn (mã hóa Homomorphic) tiên tiến, đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng. Số điện thoại được mã hóa trước khi gửi đến máy chủ của Truecaller và kết quả trả về cũng được mã hóa, chỉ được giải mã trên thiết bị của người dùng.Giờ đây, Truecaller trên iOS có thể:Mặc dù phiên bản miễn phí có thể xác định các doanh nghiệp đã xác minh, nhưng người dùng cần đăng ký gói trả phí để sử dụng đầy đủ chức năng. Bản cập nhật này được triển khai trên toàn cầu trong vài ngày tới. Để kích hoạt các tính năng mới, người dùng cần cập nhật Truecaller lên phiên bản 14.0 trở lên và bật tất cả các danh sách nhận dạng số điện thoại của Truecaller trong cài đặt của iPhone.